các thuốc cần chuẩn bị trước khi đi tiêm vacxin

Nên chuẩn bị thuốc gì sau khi tiêm Vacxin?

posted in: Sức khỏe | 0

Nên chuẩn bị thuốc gì sau khi tiêm Vacxin?

Trước khi đi tiêm chủng Vacxin Ncovi, bạn nên ghé tiệm thuốc tây mua sẵn cho mình các sản phẩm bổ sung vitamin C, hạ sốt, bù nước và điện giải Oresol. Sau khi tiêm nến có sốt từ 38,5 độ C hoặc đau mỏi người, nên sử dụng.

Xem thêm

các thuốc cần chuẩn bị trước khi đi tiêm vacxin
Nên chuẩn bị thuốc gì sau khi tiêm Vacxin?

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin

Theo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CK2 Hoàng Quốc Tưởng – giảng viên uy tín tại Đại học Y Dược TP.HCM, khi bạn nhận được tin nhắn đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, bạn cần đi sớm, tránh tụ tập đông người, mang theo giấy khám sàng lọc và cam kết tiêm chủng.

Tuyệt đối không được nhịn đói cũng như ăn kiêng trước khi tiêm, hạn chế sử dụng cafe, bia rượu, thuốc lá  vì các chất kích thích này có thể làm ảnh hưởng đến tim mạch, làm mạch nhanh, gây tăng huyết áp, và có khả năng không đủ điều kiện để thực hiện tiêm chủng.

Bạn cũng nên ăn uống đầy đủ, vào đêm trước đi tiêm, ngủ thật ngon, giữ tinh thần thoải mái, không bi quan, tuân thủ các thủ tục về việc theo dõi phản ứng sau tiêm, giúp cho việc tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả cao.

Trong tình hình giãn cách hiện nay, có nhiều nơi thực hiện các chỉ thị 16 của chính phủ, việc đi lại của bạn có phần bị ảnh hưởng, bạn cố gắng mua đầy đủ các loại thuốc giảm đau hạ sốt, bù nước điện giải và bổ sung vitamin C, để dự phòng sau tiêm nhé.

  • Paracetamol
  • Vitamin C sủi
  • Bù nước và điện giải Oresol

Trên là các loại sản phẩm bạn cần trữ sẵn trong nhà để hạn chế các cơn sốt do phản ứng sau tiêm.

Nên chuẩn bị thuốc gì sau khi tiêm Vacxin?

Bạn cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Sau khi thực hiện tiêm chủng, bạn cần ở lại khu vực tiêm chủng 30p, hạn chế tiếp xúc đông người, để theo dõi sau chích ngừa. Nếu bạn thấy các dấu hiệu nổi mề đay, mệt mỏi tức ngực, hay khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tees gần nhất.

Sau tiêm tầm 9 – 10 tiếng, có thể nhiều bạn bị sốt, gây mất nước. Bạn bổ sung thêm nước hoa quả như chanh cam, để bổ sung vitamin C. Nếu không có nước hoa quả bạn có thể dùng thêm các loại vitamin C dạng sủi.

Theo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Tưởng, sau khi tiêm, bạn có sốt, phải dùng thêm thuốc hạ sốt không gây ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của Vacxin Ncovi. Nếu bạn đo nhiệt độ cơ thể, cao trên 38,5 độ nhưng không xử lý kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt tại nhà, thuốc có thành phần paracetamol chỉ được uống từ 4-6 lần/ngày, và tuyệt đối không dùng quá 4 gam/ngày. Để hiểu đơn giản, nếu bạn sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol hoặc panadol sủi 500mg, thì khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc phải lớn hơn 4 giờ và tuyệt đôi không uống quá 6 viên/ngày.

Sau tiêm, cơ thể của bạn có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, có thể thực hiện việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm… Tuyệt đối không uống rượu bia vì hiện tượng mệt mỏi sẽ có thể khó khăn được nhận biết do nguyên nhân phản ứng của rượu, bia hay phản ứng của vắc xin. Bạn cũng lưu ý không ăn thức ăn nhanh, các thực phẩm đồ chiên, nướng,  có chứa nhiều chất béo bão hoà việc dùng các thức ăn này sẽ gây tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Nếu trường hợp sau tiêm chủng bạn bị mất ngủ kéo dài hoặc người hồi hộp, bồn chồn kèm theo các dấu hiệu như hoa mắt, choáng váng, bị tức ngực, khó thở, mạch đập nhanh, huyết áp tăng hoặc tụt, dấu hiệu co quắp ở chân tay… Bạn cần liên hệ ngay cơ sở y tế, và chuyển đến cấp cứu kịp thời nhé.

DAPHARCO 119 – DINH DƯỠNG PLUS

  • Cung cấp các sản phẩm Thiết bị y tế – chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình
  • Thực phẩm chức năng, Vitamin, thiết bị y tế, tư vấn sức khỏe
  • Địa chỉ: 316 Tôn Đức Thắng – Đà Nẵng
  • Hotline – Zalo 093 505 7074
  • Website: https://dinhduongplus.com/yte
  • Insta: https://www.instagram.com/dinhduongplus/
  • Shopee: https://shopee.vn/dapharco119
  • Deal 1000đ: https://m.me/dinhduongplus

Since 1990 Pharmacy Dapharco 119 uy tín và lâu năm tại Đà Nẵng, cung cấp sản phẩm chất lượng và đông đảo người dân tin tưởng đến mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vật tư y tế.

Nên chuẩn bị thuốc gì sau khi tiêm Vacxin?

Liệu bạn đã dùng men vi sinh Enterogermina đúng cách?

posted in: Sức khỏe | 0

NHỮNG THÔNG TIN VỀ MEN VI SINH ENTEROGERMINA

Men vi sinh Enterogermina

Men vi sinh là gì?

Men vi sinh (Probiotics) là chế phẩm của sinh học nhằm giúp cơ thể bổ sung các vi sinh vật có ích để tạo ra một lớp hàng rào bảo vệ quan trọng, giúp đường ruột được bảo vệ và tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại xấu và các tác nhân gây bệnh cho cơ thể của chính bạn.

Lợi khuẩn trong men vi sinh đường ruột của cơ thể có khả năng tự sản xuất ra một số enzyme và vitamin nội sinh. Nhờ vậy đường ruột của bạn trở nên khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Men vi sinh còn có thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng cho đường ruột.

Công dụng của Men vi sinh Enterogermina

Các công dụng của Men vi sinh Enterogermina được liệt kê:

  • Tiêu chảy, bao gồm cả tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính
  • Tiêu chảy do vi-rút
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Viêm ruột
  • Nhiễm khuẩn âm đạo
  • Bệnh tiêu chảy do không dung nạp tại đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa đường ruột
  • Điều trị các tác dụng phụ của kháng sinh

Cách sử dụng Men vi sinh Enterogermina

Men vi sinh Enterogermina
Men vi sinh Enterogermina

Trước khi dùng Enterogermina, dù ở dạng hỗn dịch uống hoặc viên nang, các bạn nên hỏi và tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ và người dược sĩ người bán thuốc cho các bạn, đây là một loại thuốc cần kê toa. Trước khi dùng thuốc này người dùng phải đọc kỹ tờ thông tin sản phẩm bên trong hộp thuốc.

Liều dùng Enterogermina của từng người sẽ được bác sĩ tính toán dựa trên tuổi và tình trạng bệnh. Vì vậy những thông tin sử dụng men vi sinh enterogermina được dùng trong bao lâu hoặc enterogermina có uống thường xuyên được không sẽ dựa vào bác sĩ cung cấp và người dùng cần nghe theo không nên sai sót; tuyệt đối không tự ý tăng, giảm hoặc thay đổi tần suất dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Vậy enterogermina uống trước hay sau khi ăn? Theo các nghiên cứu lâm sàng thì uống hai đến ba lần mỗi ngày kèm với bữa ăn chính, vì thuốc sẽ có tác dụng khi bụng có thức ăn. Thời gian dùng thuốc thường trong 10 ngày, rất ít các trường hợp cần kéo dài hơn. Việc dùng thuốc lâu dài mà không có sự kiểm soát sẽ dẫn đến lạm dụng thuốc, làm mất cân bằng mật độ các chủng sinh vật.

Tinh dầu xịt phòng xá xị

Tinh dầu xịt phòng xá xị – Tinh dầu Leaf – 0935057074

triệu chứng covid 19 biến chủng delta

Triệu chứng phổ biến khi mắc biến thể Delta có khác chủng Covid-19 ban đầu?

posted in: Sức khỏe | 0

Triệu chứng phổ biến khi mắc biến thể Delta có khác chủng Covid-19 ban đầu?

triệu chứng covid 19 biến chủng delta
triệu chứng phổ biến covid 19 biến chủng delta

Như các bạn cũng đã biết, các chủng Virus Sars-CoV-2 ngày biến đổi và phát triển thành nhiều chủng loại khác nhau, dẫn đến các triệu chứng phổ biến bệnh nhân mắc Covid 19  cũng thay đổi theo đó.

Hiện nay chủng Delta được đánh giá là chủng phát triển toàn diện nhất của Covid, gây ra rất nhiều ca nhiễm trên thế giới cũng như Việt Nam, đã có rất nhiều người tử vong.

Chính vì khả năng lây lang nhanh, khó kiểm soát. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chủng biến thể này có thể gây nên nhiều triệu chứng khác biệt so với chủng gốc trước đây. Chính vì vậy mà chủng Delta gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nếu chúng ta không nhận ra những dấu hiệu liên quan đến chủng Delta, phân biệt sự khác nhau của chủng Delta và chủng cảm lạnh thông thường, thì rất khó để phòng và chống.

xong ho

Triệu chứng mắc biến thể Delta khác với chủng ban đầu

Theo bài viết mới nhất trên trang The Conversation của tiến sĩ Lara Herrero – chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm thuộc đại học Griffith (Úc), bài viết cho biết theo những dữ liệu được tổng hợp gần đây đã cho thấy những người đang bị nhiễm biến thể NCovi Delta có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến khác biệt với chủng Covid-19 ban đầu.

Nhận định trên được dựa trên cơ sở báo cáo của app ZOE – Một ứng dụng được ra mắt vào năm 2020 tại Anh với các phân tích khoa học được trường Đại học Hoàng gia London (Anh) thực hiện. Đây được đánh giá là một nghiên cứu thực hiện liên tục và lớn nhất thế giới về các thông tin virus Covid-19, ứng dụng đã thu thập dữ liệu của hơn 4 triệu cộng tác viên trên toàn cầu, về triệu chứng, xét nghiệm và vacxin.

Cụ thể, các dấu hiệu phổ biến ban đầu của những người nhiễm Sars-CoV-2 được ghi nhận từ khi đại dịch bùng nổ phạm vi toàn cầu là sốt, ho dai dẳng, mất khứu giác hoặc vị giác. Tuy nhiên, thông qua các phân tích thống kê của app ZOE từ đầu tháng 5 trở lại đây, các trịu chứng trên dường như ít phổ biến hơn.

Thay vào đó, theo thống kê, các triệu chứng thường gặp ở cộng đồng khi mắc biến chủng Delta như: Đau đầu, đau họng và sổ mũi

Những người chưa tiêm Vacxin khi nhiễm bệnh sẽ thường: bị đau đầu, đau họng, sốt, sổ mũi, ho dai dẳng.

Những người tiêm 1 liều Vacxin khi nhiễm bệnh sẽ thường: đau đầu, sổ mũi, đau họng, hắt xì, ho dai dẳng.

Với nhóm người đã tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin: đau đầu, sổ mũi, hắt xì, đau họng, mất khứu giác.

Nhận định về kết quả thống kê và nghiên cứu, Tiến sĩ Herrero cho biết: mặc dù vẫn có những sai số nhất định trong kết quả, nhưng giá trị thống kê trên số lượng 4,6 triệu người vẫn có có thể tham khảo.

Đáng chú ý: thống kê của dữ liệu trên, cho thấy các triệu chứng phổ biến của chủng Delta đang hoành hành này, sẽ làm chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường. Với những người cảm thấy đau họng, sổ mũi, hoặc ho cảm lạnh thông thường, cũng có thể đã nhiễm Covid 19.

phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin covid không

Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

posted in: Sức khỏe | 0

Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

Sau đây là tổng hợp giải đáp của Bộ Y tế Việt Nam, xung quanh vấn đề mà rất nhiều chị em quan tâm: Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin covid không
Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

Như các bạn cũng đã biết, hiện nay Virus SARS-CoV-2, đặc biệt biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng, đất nước chúng ta đang triển khai chiến dich tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Rất nhiều người đã và sắp được tiêm chủng, vào Ngày 10/8/2021 Bộ y Tế Việt Nam ban hành công văn với thông tin chuyển phụ nữ đang cho con bú từ nhóm đối tượng đang trì hoãn trong đợt tiêm chủng vaxin Covid 19 thành nhóm đối tượng cần ưu tiên thực hiện  tiêm chủng vaccine ngừa Covid 19.

xong ho

Có nên tiêm vaccine Covid 19 cho phụ nữ đang cho con bú không?

Theo các khuyến cáo của WHo, nếu nhóm phụ nữ đang cho bú thuộc nhóm ngành nghề có nguy cơ cao, như ngành y tế tuyến đầu chống dịch, nhóm Bộ Y tế đề nghị tiêm chủng thì có nên tiêm Vacxin Covid 19. Do đó những phụ nữ đang cho con bú nhưng khỏe mạnh có thể được tiêm vacxin.

Đối với sức khỏe của nhóm trẻ sơ sinh, việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Tổng hợp các nghiên cứu về vaccine Covid 19 không bao gồm nhóm đối tượng phụ nữ đang cho con bú, hoặc các báo cáo xem xét tác động của vaccine mRNA, vaccine không sao chép đối với cơ thể của người mẹ hay đối với trẻ đang còn bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, điều này chưa hẵn là vaccine  covid19 không tuyệt đối an toàn cho nhóm phụ nữ đang cho trẻ bú hoặc trẻ em đang bú sữa mẹ. Vaccine ngăn ngừa virus covid 19 không phải là vaccine virus sống, các mRNA sẽ bị phân hủy nhanh chóng, chúng không xâm nhập vào nhân tế bào của cơ thể người được tiêm chủng vacxin, chính vì vậy về mặt sinh học và lâm sàng, vaccine covid 19 không có khả năng tạo ra rủi ro cho người mẹ đang cho con bú và trẻ đang bú sữa mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú nếu tiêm vaccine thì kháng thể có truyền qua sữa mẹ hay không?

Bạn lưu ý, nhóm đối tượng là Phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích nên tiêm vaccine Covid 19 càng sớm càng tốt. Theo CDC, và các chuyên gia y tế cho biết, tất cả các loại vaccine phòng Covid 19 đang được cấp phép  lưu hành và sử dụng hiện nay đã được đánh giá rất an toàn vì chúng không chứa virus sống. Thêm vào đó, kháng thể có trong thành phần sữa của mẹ ngoài các tác dụng cải thiện dinh dưỡng cho trẻ thì sữa còn mang lại khả năng bảo vệ cho trẻ trước một số  bệnh nhiễm trùng, giảm tối đa các nguy cơ mắc phải các loại bệnh truyền nhiễm cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Khi tiêm vacxin vào cơ thể phụ nữ đang cho con bú, vacxin vào cơ thể sẽ tiến vào cấu trúc di truyền tạo ra các protein gai, từ các protein gai này sẽ taojo ra kháng thể, chính lúc này kháng thể mới đi qua sữa mẹ. Ngay cả protein gai cũng không chắc có thể đi qua được đường sữa mẹ. Do đó, sau khi Phụ nữ cho con bú tiêm vaccine Covid 19, người mẹ không có nên quá phải lo lắng và vẫn sinh hoạt và có thể cho con bú sữa mẹ bình thường.

Các thuốc cần có khi cách ly tại nhà
Các thuốc cần có khi cách ly tại nhà

Những loại vaccine Covid 19 nào phụ nữ đang cho con bú tiêm được?

Hiện nay, bộ y tế cấp phép khá nhiều vacxin lưu hành, nhưng có 3 loại vắc xin phòng bệnh Covid 19 được đánh giá cao về độ hiệu quả cũng như an toàn bao gồm: Vaccine AstraZeneca (Anh), vaccine Pfizer/BioNTech (Mỹ) và vaccine Moderna (Mỹ).

Vaccine AstraZeneca (Anh): Được phát triển và sản xuất theo công nghệ véc tơ, với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau từ 1 đến 3 tháng.

Vaccine Moderna (Mỹ): Được phát triển và sản xuất theo công nghệ mới nhất hiện nay sử dụng vật chất di truyền mRNA với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Vaccine Pfizer/BioNTech (Mỹ): Được phát triển và sản xuất theo công nghệ mới nhất hiện nay sử dụng vật chất di truyền mRNA với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau từ 21 đến 28 ngày.

tang cuong vitamin
Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

Phụ nữ đang cho con bú tiêm vaccine Covid 19 cần phải lưu ý những gì sau tiêm?

Sau khi nhận được tin nhắn đi tiêm vaccine Covid 19, phụ nữ đang cho con bú nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bồi bổ nhiều vitamin, tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, suy nghĩ thoải mái, thực hiện ngủ đủ giấc. Đồng thời, các bạn cũng cần hợp tác khai báo y tế, tuân thủ các quy định 5K của Bộ Y tế, thông tin đến với bác sĩ khám về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân cũng như các tiền sử dị ứng, bệnh cấp tính, mạn tính đang mắc phải và các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng.

Sau khi tiêm vaccine, theo khuyến cáo, bạn nên ở lại 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để xem xét, phản ứng sau tiêm, cơ thể có xuất hiện các biến chứng sau tiêm như phản ứng phản vệ hay không.

Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng vacxin covid 19 trong khoảng thời gian 1 tháng cần phải tự theo dõi thật sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân, để từ đó có thể xử lý kịp thời, bạn nên lưu thông tin liên hệ của bác sĩ để thông tin đến người có chuyên môn kịp thời các dấu hiệu bất thường.

Nguồn: Tổng hợp

Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

Tinh dầu xịt phòng xá xị
Tinh dầu xịt phòng xá xị – Tinh dầu Leaf – 0935057074

Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vacxin Covid 19 không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *