(Trồng rau thuỷ canh tại Đà Nẵng) Trồng cây thuỷ canh trên sân thượng hiện là xu hướng mới của các gia đình tại thành phố, ngoài việc tạo ra các loại rau sạch cho gia đình, còn tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà của mình. Vậy trồng cây Thủy canh là gì? Có những loại mô hình trồng rau thủy canh nào? Dinh Dưỡng Plus chia sẻ đến bạn đọc về các loại thuỷ canh và phương pháp trồng rau thuỷ canh tại nhà hiệu quả.
Thủy canh là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản, thuỷ canh là trồng cây trong nước, thuỷ canh là một kĩ thuật trồng cây với môi trường dung dịch dinh dưỡng.
Nguyên lý chính của phương pháp thuỷ canh này là sử dụng nước làm môi trường cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho quá trình cây phát triển. Trồng cây thuỷ canh vẫn phải đảm bảo đủ nắng, đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, hộ hấp của cây để cây phát triển mạnh và cho ra năng suất cao nhất.
Đối với việc trồng cây ở môi trường đất, cây xanh, rau chỉ tiếp nhận khoảng 5% dinh dưỡng trong môi trường đất, 95% dinh dưỡng còn này cây sẽ tự tổng hợp được trong quá trình quang hợp và sử dụng.
Khác với môi trường nước (Thuỷ canh). Môi trường đất chỉ đóng vai trò lưu trữ các dưỡng chất trong quá trình phát triển cây, cây sẽ hút lấy dưỡng chất dần dần trong quá trình phát triển và lớn lên.
Đối với trồng cây thuỷ canh, các dinh dưỡng được chuyển hoá thành dạng lỏng, dạng này dễ hấp thụ cho cây nhất, thông qua bộ rễ cây sẽ hấp thụ và phát triển hoàn toàn, bạn không cần sử dụng đất để làm môi trường sống cho cây.
Phương pháp trồng thủy canh là gì? Có tốt không?
Khác với trồng cây ở môi trường đất, ở môi trường thuỷ canh bạn có thể dễ dàng tạo ra mọt môi trường sống khá sạch cho cây trồng, không bị ảnh hưởng từ nấm sâu bệnh hay các yếu tố ô nhiễm khác từ đất gây ra.
So với thổ canh, thuỷ canh được cho ra năng xuất cao hơn hẳn, vì bạn có thể linh hoạt trong diện tích trồng trọt, có thể chia thành nhiều tầng để mở rộng diện tích hơn.
Các mô hình trồng thủy canh cơ bản
Tuỳ thuộc vào điều kiện không gian, diện tích trồng trọt mà ta có thể sử dụng các mô hình thuỷ canh khác nhau tại nhà. Đa phần hiện nay trồng thuỷ canh đều dùng các vật liệu như thuỷ tinh, bê tông hoặc kim loại… Khi trồng cây thuỷ canh bạn cần che nắng để hạn chế tạo rong rêu phát triển trong môi trường nhiều dưỡng chất của dung dịch thủ canh.
Hệ thống thủy canh dạng bấc (wick hydroponic system)
Thuỷ canh dạng bấc là hệ thống thủy canh đơn giản nhất trong các mô hình thuỷ canh hiện nay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống giống cách thức hoạt động của đèn dầu sử dụng sợi bấc để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Bạn đặt một đầu sợi bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng, đầu còn lại bạn hãy để chạm vào rễ của cây. Mỗi bộ rễ bạn để 2 sợi bấc, các sợi này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng để cây phát triển.
Hệ thống thủy canh tĩnh
Với hệ thống trồng cây bằng thuỷ canh tĩnh, bạn có thể sử dụng thùng xốp, khay, bể hoặc thùng chúa dung dịch thuỷ canh bên dưới.
Phần trên làm bệ nổi nhẹ để giữ các rọ thuỷ canh ở miệng thùng. Bộ rễ của cây trồng sẽ ngập trong dung dịch thuỷ canh.
Nhưng với môi trường thuỷ canh tĩnh này vẫn còn nhược điểm lớn là thiếu khí oxy trong nước, bạn cần trang bị máy sủi bọt để cung cấp oxy cho cây. Hệ thống thủ canh tĩnh này rất ít được sử dụng rộng rãi, bởi năng xuất không cao, sử dụng nhiều dung dịch thuỷ canh hơn, gây lãng phí không đáng.
Hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu
Thuỷ canh động, thuỷ canh hồi lưu khác với thuỷ canh tĩnh ở khả năng luân chuyển nước tuần hoàn, bộ rễ của thuỷ canh hồi lưu không hoàn toàn ngập trong nước, tránh được tình trạng úng gây tắc quá trình thở tự nhiên của cây.
Mô hình này được đánh giá cao và tối ưu nhất hiện nay, được áp dụng vào rất nhiều các trang trại rau sạch tại nước ta.
Bạn có thể sử dụng 1 dàn thuy canh hồi lưu nhỏ cho gia đình của mình, cũng có thể cung cấp được đầy đủ lượng rau cho gia đình.
Hệ thống thủy canh nhỏ giọt (Drip hydroponic system)
Trồng cây thuỷ canh nhỏ giọt, rất phù hợp với các loại cây ăn trái, như dưa chuột, cà chua, ớt… Đây được đánh giá là hệ thống thuỷ canh được nhiều quốc gia ưa chuộng nhất hiện nay, bởi khả năng cho năng xuất của cây trồng rất cao.
Qua hệ thống máy bơm, sẽ đưa dung dịch nhỏ trực tiếp lên cây trồng, các giọt nước được nhỏ định kì, dinh dưỡng sẽ trôi từ từ xuống bộ rễ, phần nước dư sẽ được thu hồi lại qua hệ thống và tái sử dụng.
Giá thể trồng thủy canh là gì?
Để bắt đầu trồng thuỷ canh, bạn cần chú ý đến giá thể trồng cây. Đây là phần rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình gieo hạt giống, nẩy mầm và giai đoạn mang cây con vào rọ thuỷ canh.
Bạn cần cho lượng giá thể vừa đủ, không quá nhiều để có thể tiện xử lý và tiết kiệm. Đặc biệt bạn cần lưu ý đển yếu tố sau cho giá thể trồng cây.
- Giá thể phải đảm bảo giữ ẩm và thoáng khí
- Giá thể trồng rau thủy canh phải đảm bảo có độ PH ổn định, không ảnh hưởng đến cây trồng
- Giá thể phải thấm hút nước để cây dễ dàng sử dụng. Dễ dàng phân huỷ và tái sử dụng tốt.
Hiện nay, có 3 loại giá thể được sử dụng trong thủy canh là xơ dừa, perlite, đất sét nung đang được sử dụng phổ biến.
- Xơ dừa được phổ biến nhất, có khả năng giữ nước tốt, giá rẻ, dễ dàng kiếm, thân thiện, nhưng không tái sử dụng được
- Perlite là đá núi lửa, rỗng ruốt, khá nhẹ, giữ ẩm tốt, tạo môi trường thông thoáng khí cho bộ rễ phát triển. Giá thể này khá được ưa chuộng trong quá trình ươm giống, giâm cành.
- Đất sét nung là từng viên nhỏ có kích thước 1-2cm hoặc 5-6cm đã được nung ở nhiệt độ cao, đất nung hút nước tốt, giữ ẩm cao, được ưa chuộng sử dụng trong hệ thống thủy canh ngập xả định kỳ.
- Thuỷ canh tại Đà Nẵng
- Vật tư thuỷ canh tại Đà Nẵng
- Thuỷ canh hồi lưu tại Đà Nẵng
- Ống thuỷ canh tại Đà Nẵng
Nội dung bài viết
Trả lời